Phu quân trước của ta là quyền thần

Chương 5

Editor: Tầm Nhiên

Dưới sự thúc giục của Liêu thị, Kỷ Chương nhanh chóng an bài cho con gái lớn của mình và Lục công tử gặp nhau.

Từ gia bên ấy hình như cũng rất hài lòng về Kỷ Nguyệt.

Trong sân, Từ tam phu nhân vô cùng quan tâm kéo tay Kỷ Nguyệt, hỏi han ân cần. Liễu thị thì ngược lại, sốt sắng trong lòng bà từ từ biến mất.

Kỷ Dao không biết vì sao, nàng thấy Lục công tử cũng không tệ lắm, tính cách khá ôn hòa, hẳn là mộtngười trượng phu biết quan tâm.

"Mẹ, Lục công tử không tốt ạ?" Nàng thử thăm dò.

Liêu thị thấp giọng trả lời: "Tiểu cô nương hỏi chuyện này làm gì?"

"Con cũng lo cho tỷ tỷ mà." Kỷ Dao chớp chớp mắt: "Hôm nay đến không phải vì để xem mắt Lục công tử ư? Mẹ nghĩ con không biết hả?"

"Lục công tử..." Liêu thị kiềm lại không nói tiếp. Bà vừa bảo Chu ma ma dùng bạc hối lộ cho ma ma của Từ gia để hỏi thăm. Té ra, Lục công tử có thông phòng, mười bảy tuổi đã bắt đầu ngủ bên ngoài. Liêu thị không thích, trượng phu của bà rất biết tự ràng buộc mình, không có thói quen này, bà muốn cô gia nhà mình cũng không được có.

Chuyện này mà đã bắt đầu, thì ai biết sau này y có nạp thiếp hay không?

Nhà bọn họ không có kiểu "truyền thống" này!

Bà không thể để con gái mình chịu uất ức.

Kỷ Chương chẳng hay biết gì, còn tưởng thê tử hài lòng. Sau khi về nhà, ông cười híp mắt nói: "Chỉ thiếu việc chọn ngày lành nữa thôi."

"Chọn ngày lành cái quái gì?" Liêu thị liếc xéo ông: "Quên chuyện này đi, Nguyệt nhi của chúng ta không thể gả đến nhà bọn họ. Lần sau đi xem mắt Tưởng công tử lại thử xem. không, thiếp sẽ cho người thăm dò trước rồi nói tiếp, đỡ phải phí thời gian."

"Sao thế?" Kỷ chương không hiểu thế nào, hỏi.

"Lục công tử có thông phòng!"

"Thông phòng." Kỷ Chương hiểu ý, gãi đầu nói: "Rất nhiều công tử của những đại gia tộc ấy đều có thông phòng, hình như đây là chuyện bình thường..."

Câu nói này chọc phải tổ ong vò vẽ, Liêu thị cất cao giọng: "Gì chứ, chuyện bình thường? Này gọi là chuyện bình thường à? không cẩn thận thì con thị thiếp có thể được sinh ra! Chàng muốn để Nguyệt nhi làm mẹ cả của người ta đúng không? Đến lúc ấy, một nhà có đến vài thứ tử thứ nữ, đúng là cực kì náo nhiệt..." nói rồi, bà lại nhìn Kỷ Chương chằm chằm, hỏi tiếp: "Có phải trong lòng chàng cũng muốn có một thông phòng không?"

Kỷ Chương vội vàng giải thích: "không có, không có mà. Tú nhi, ta chưa từng có ý nghĩ như thế..."

"Ai biết chàng có nghĩ thế không, thiếp cũng chẳng phải sâu trong bụng chàng." Liêu thị rất thất vọng với thái độ vừa rồi của Kỷ Chương, sao ông có thể dễ dàng khoan nhượng cho việc cô gia có thông phòng thế chứ?

Thấy Liêu thị tức giận, Kỷ Chương rất bối rối, cũng rất uất ức.

Cho đến giờ, trong lòng ông chỉ có mỗi mình Lưu Tú. Những cô gái khác, đến một cái liếc mắt ông cũng không thèm nhìn. Chẳng qua là ông hơi sơ ý, không nghĩ thấu đáo như thế.

Kết quả lại bị Liêu thị quy chụp lung tung.

"Tú Nhi, ta nói những người đó có thông phòng là chuyện bình thường, nhưng không nói sẽ gả Nguyệt nhi cho hắn. Việc này là do ta sơ sót! Ta không thăm hỏi rõ ràng!" Ông kéo tay của Liễu thị: "Nương tử, ta có thể thề với trời, nếu lòng ta có nửa suy nghĩ phản bội nương tử, ta tình nguyện bị..."

Liêu thị vươn tay che miệng ông lại: "nói xàm gì đấy? Ai cho chàng thề?"

Giận thì giận, nhưng trượng phu của bà đúng là một người thành thật. Bà thấy ông gấp gáp như thế thìsớm đã tha thứ, sao còn bắt ông thề nữa chứ?

"Nếu chàng đã biết mình sơ sót, thì việc hôn sự này đừng nhắc lại nữa." Liêu thị thở dài: "Vốn nghĩ là đãcó thể định được chuyện chung thân đại sự của Nguyệt nhi rồi chứ."

"Ta sẽ chú ý thay Nguyệt nhi." Kỷ Chương trấn an, cam đoan nói với bà: "Lần này nhất định sẽ khôngcó thông phòng."

Có thể thấy, ông vẫn rất để tâm đế ý kiến của bà, Liêu thị nở nụ cười.

Nụ cười này làm cho bà cực kì quyến rũ.

Thực ra, Liêu thị cũng là một mỹ nhân hiếm có. Lẽ ra Liêu gia muốn để bà làm thị thiếp của nhà quyền quý hoặc thương nhân giàu có, nhưng Liêu thị cứ khăng khăng chọn ông, cùng nhau vượt qua cuộc sống gian khổ.

Tình nghĩa này, cả đời ông cũng sẽ không quên.

Kỷ Chương ôm bà thật chặt vào lòng.

Mối hôn sự này xong đời rồi.

Thấy thái độ của mẫu thân, Kỷ Dao đã xác định.

Vì rằng, tuy cha nàng là người đứng đầu gia đình, nhưng lại là một người sợ vợ. Tất nhiên, đánh giá này không phải lời sỉ nhục gì cả. Chẳng qua là, rất nhiều lúc sẽ do mẫu thân quyết định.

Cũng không biết Lục công tử không tốt ở chỗ nào?

Kỷ Dao ngồi trên xích đu đong đưa, ném một quả mận vào miệng.

Kỷ Nguyệt đang cúi đầu vẽ tranh.

Ngón tay nhỏ xinh cầm bút vẽ, động tác tựa nước chảy mây trôi.

Người tỷ tỷ này, trước đây nàng chưa bao giờ quan sát cẩn thận, lúc nào cũng nghĩ tỷ tỷ rất thùy mị, chưa bao giờ tranh chấp với người ta, chưa bao giờ gây rắc rối, cũng chưa bao giờ mắc sai lầm.

Hôm nay nghĩ lại, người như thế này há có thể dùng hai chữ "thùy mị" để miêu tả hết?

thật ra, trước giờ nàng vẫn không biết tỷ tỷ đang nghĩ gì. Tỷ tỷ cứ mãi quan tâm đến người khác, nhưng xưa nay không hề tiết lộ mình cần gì. không giống nàng, Kỷ Dao thầm nghĩ, ham muốn của nàng luôn bày trên mặt bàn, người ta chỉ cần liếc mắt là đã nhìn thấu.

Kỷ Dao thở dài: thật là khờ mà!

Nàng lại giải quyết tiếp một quả mận.

không biết, lần này tỷ tỷ sẽ gả cho ai. Lục công tử không ổn, vậy mẫu thân phải nghĩ cách khác rồi?

Đúng lúc này, Chu ma ma sai Hồng Hạnh tới truyền lời, bảo hai tỷ muội lên phòng.

Cả nhà Kỷ gia ở chung trong một viện nhỏ, gian phòng bên sườn nhà chính là của Kỷ Chương và Liêu thị, hai phòng cạnh bên cạnh là của Chu ma ma và năm nha hoàn. Kỷ Đình Nguyên ở gian phía đông, Kỷ Nguyệt và Kỷ Dao ở gian phía tây. Sau lưng viện là một dãy nhà, dựng bếp lò, trái phải hai bên là nơi ở của một đầu bếp và ba gã sai vặt.

Trông rất chật chội, nhưng gia tộc không phú quí, hay quan lại bình thường đều có điều kiện như thế.

Lúc đến nơi, Liêu thị đang dặn dò nha hoàn: "Hôm nay trời đẹp, phơi đệm chăn đi, mấy ngày nữa trời dễ mưa lắm." Thấy hai con gái của mình đến, bà cười cười: "đi, dẫn hai đứa đi mua vài tấm vải, rồi chọn thêm đồ trang sức."

Bà muốn gả Kỷ Nguyệt ra ngoài thuận lợi thì đồ đạc trên người không thể cẩu thả. Nghĩ lại cũng đã mộtnăm không mua thêm quần áo mới, sắp không còn gì để mặc nữa rồi.

Kỷ Nguyệt nói: "Chỗ đồ ấy của con đủ mặc rồi. Mẹ, mua cho muội muội là được rồi."

"Mua cho tỷ tỷ đi, con còn nhỏ!"

Thấy tỷ muội tình thâm, Liêu thị mừng trong lòng, mỗi tay kéo một người: "Hai đứa đừng quan tâm đến tiền bạc. Nếu không đủ, mẹ sẽ không dắt bọn con đi mua, đi thôi."

Trông bà đầy phấn khởi, hai tỷ muội không tiện làm trái ý bà, bèn đáp ứng đi theo.

Ba người ngồi kiệu đi ra ngoài.

Đến đầu hẻm, một người kéo mũ rơm trên đầu xuống, rồi bám theo.

Cửa hàng trang sức lớn nhất kinh thành tên là Ngọc Mãn Đường, chưởng quĩ rất có bản lĩnh. Trước giờ, đồ của nhà bọn họ vừa quí vừa tốt, còn có rất nhiều món hiếm lạ. Trước đây, Kỷ Dao rất thích tới đây, thấy món nào vừa ý thì sẽ lưu luyến quên đường về, chỉ tiếc là túi tiền của mình không nhiều, khôngđược như những người giàu có.

Nhưng lúc này gặp lại, nàng lại cảm thấy những món bảo ngọc chói mắt này không thể lọt vào mắt nàng. Liêu thị thì ngược lại, ánh mắt của bà dừng trên chiếc vòng ngọc bích một hồi lâu, rồi mới gắng gượng dời mắt đi.

Kỷ Dao có phần xót xa.

"Nguyệt Nhi, cây trâm khảm đá màu đỏ này không tệ, con cài lên thử xem." Liêu thị cài lên búi tóc cho nàng ấy.

Bảo thạch lóe lên ánh sáng nhè nhẹ, làm cho gương mặt của Kỷ Nguyệt càng thêm sáng lạn và nổi bật, rất động lòng người.

"Thế thì mua cái này nhé." (Truyện được chuyển ngữ bởi diễn đàn Cung Quảng Hằng.)

Liêu thị vừa liếc mắt đã chọn xong, đưa tay sờ sờ tìm hà bao*.

Hà bao: Túi tiền thời xưa.

"Mẹ, nhìn cái này đi." Kỷ Nguyệt cầm một cây trâm ngọc màu vàng nhạt lên: "Con thấy cái này cũng không tệ."

"Như hàm răng vàng ý, trông ô uế quá, không được." Liêu thị nói: "Mua cái này." Rồi bà lại cầm một cây trâm màu hồng nhạt đưa cho Kỷ Dao xem: "Dao Dao cài cái món dễ thương này lên! Lại đây, thử xem!"

Bà hoàn toàn không chọn cho bản thận mình món nào.

Kỷ Dao nặn ra một nụ cười, nói: "Xinh quá, mẹ mua cho con đi."

Nếu bảo "không" sẽ làm mẹ buồn. Chẳng phải tổ phụ mới chuyển đến năm mươi lượng sao? Nếu bà mua, chắc là nhờ có khoản bạc này.

Kỷ Nguyệt cũng không từ chối, nhưng lúc Liêu thị định đi trả tiền, nàng ấy lấy cho Liêu thị một đôi bông tai làm bằng ngọc trại, không đắt nhưng rất hợp.

Liêu thị khen mắt nhìn của nàng tốt, đang định đeo lên thì nghe thấy âm thanh õng ẹo từ ngoài cửa vọng vào: "Biểu ca, nếu không, huynh mua cho biểu di mẫu* một bộ vòng tay ngọc bích đi, bà đeo cái này là hợp nhất, muội chẳng cần gì đâu. Nếu không phải biểu di mẫu bảo muội theo biểu ca, muội cũng sẽ không làm phiền biểu ca."

Biểu di mẫu: Dì họ

Cái giọng điệu cố làm ra vẻ kia, Kỷ Dao vừa nghe đã biết là ai.

Biểu muội của Dương Thiệu, cháu gái họ của thái phu nhân - Du Tố Hoa. Thái phu nhân có ý định để thị làm thiếp của Dương Thiệu.

thật vậy, hai người từ ngoài bước vào, Du Tố Hoa vẫn giống trước, thích dùng phấn hồng, mặc mộtchiếc váy xuân* thêu hoa văn hình cây kim ngân uốn lượn, kết hợp với cái áo sát người, để lộ vòng eo thon thả của thị.

Váy xuân: Ý chỉ váy do người trẻ tuổi mặc.

Người sóng vai cùng thị bước vào, là Dương Thiệu.

Đó là Dương Thiệu mười chín tuổi, trước giờ Kỷ Dao chưa từng gặp. Lúc nàng quen biết Dương Thiệu, hắn đã hai mươi mốt tuổi. Sau khi dẹp loạn ở Vân Châu, hắn mới về kinh, là một thanh niên tràn đầy sức sống. Hồi ấy, bọn họ cũng gặp nhau ở Ngọc Mãn Đường. Thái phu nhân rất thích cửa hàng này, Dương Thiệu lại hiếu thuận, nên thường xuyên đi chung với nàng.

Kỷ Dao nhớ lại chuyện xưa, lòng hơi xúc động, nhưng lại nhanh chóng quay đầu sang chỗ khác.

Gặp lại nhau, nhưng không quen biết, cớ gì phải nhìn, dù sao kiếp nãy sẽ chẳng có qua lại gì với nhau. Vì vốn dĩ, nàng không thích Dương Thiệu, cũng không muốn bị hạ độc chết. Kỷ Dao giục mẫu thân: "Mẹ, mẹ đeo chiếc khuyên tai này thử xem."

Giọng nói chứa chút ngọt ngào, nhưng lại không ngấy, bên trong âm thanh trong veo như nước ấy rải thêm chút đường.

Dương Thiệu nghiêng đầu.

Thấy Kỷ Dao chải tóc hình nụ hoa, da dẻ trắng mịn, khuôn mặt tròn như quả táo hồng, dụ người tới cắn. Đôi mắt vẫn như thế, mắt hạnh dài, đuôi mắt xếch lúc nào cũng mê hoặc người ta.

Tựa như một con hồ ly tinh nhỏ.

hắn dời ánh mắt.

Thân hình của chàng trai như ngọc, thắt lưng đeo bảo kiếm, quí khí khắp người, có cả mấy phần uy nghi. Liêu thị xuất thân từ nhà thương gia, gặp người phú quí thế này, bà có chút gò bó. Muốn trả lời cũng không biết nói từ đâu, thử khuyên tai, vội vàng trả tiền, rồi dắt hai đứa con gái ra ngoài.

Tới cửa, Kỷ Dao không kiềm được, dừng chân.

Nàng trông thấy Du Tố Hoa cầm một cặp ly uống rượu bằng ngọc ấm đưa cho Dương Thiệu xem: "Biểu ca, sinh thần của biểu cữu phụ*, có thể tặng cái này không? Biểu cữu phụ thích uống rượu, vào đông mà dùng cái này chắc chắn rất vừa ý."

Biểu cữu phụ: Cậu họ

Thị dán người sát vào hắn. Mới mười bốn tuổi, nhưng thân thể rất đầy đặn. Kỷ Dao thu tầm mắt về, nhanh chóng bước đi.

Trước kia, Du Tố Hoa là bại tướng dưới tay nàng. Thấy nàng gả cho Dương Thiệu, thị hận không thể ăn tươi nuốt sống nàng. Nhưng giờ, cứ để cho Du Tố Hoa đắc ý đi, dù sao nàng cũng sẽ không gả cho Dương Thiệu nữa.

cô gái nhỏ nhắn rời khỏi cửa hàng, hình bóng xanh nhạt dần đi xa.

"Biểu ca?" Du Tố Hoa gọi khẽ.

Dương Thiệu ngửi thấy mùi thơm nồng nặc, xoay người bỏ đi, lạnh lùng nói: "Hôm nay không mua nữa."

"Cái gì?" Du Tố Hoa nhíu mày. rõ ràng, hắn nói muốn tới đây chọn quà sinh thần cho cữu phụ. Biểu di mẫu biết tin, bảo thị đi theo chọn phụ, kết quả lại...

Thị đương nhiên không biết.

Dương Thiệu nhếch mày, hắn đến là để ngắm Kỷ Dao.

Kỷ Dao mười ba tuổi, lần đầu tiên hắn nhìn thấy, trông non nớt và đáng yêu hơn cô gái trưởng thành đầu óc hư hỏng kia nhiều. Nàng còn nhìn lén mình hai lần, Dương Thiệu cong khóe môi, mắt nhìn của Kỷ Dao bản con nít cũng không tệ lắm, không giống sau này...

Nhớ tới Tống Vân, sắc mặt của hắn bỗng trở nên vô cùng đáng sợ.

Kiếp này, hắn sẽ không để Kỷ Dao dẫm lên vết xe đỗ lần nữa!

Tác giả phát biểu ý kiến:

Kỷ Dao: "Tự nhiên thấy lạnh quá..."

Mai nam chính sẽ tiếp tục lên sân khấu, xin ít hoa tươi lót đường...
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 6.5 /10 từ 2 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status